a
Trường THCS Đoàn Giỏi
a
CUỘC THI: “SÁNG TÁC LẠI ĐOẠN KẾT TRUYỆN CỔ TÍCH”

CUỘC THI: “SÁNG TÁC LẠI ĐOẠN KẾT TRUYỆN CỔ TÍCH”

  • 22/12/2014

I. CHỦ ĐỀ CUỘC THI: "SÁNG TÁC LẠI ĐOẠN KẾT TRUYỆN CỔ TÍCH"

"Tuổi thơ của mỗi chúng ta đều gắn liền với những câu chuyện cổ tích màu nhiệm và cuộc sống hạnh phúc mãi mãi về sau của các nhân vật trong đó. Nhưng không phải đoạn kết nào của câu chuyện cũng đúng như chúng ta mong muốn". Bằng khả năng quan sát và trí tưởng tượng phong phú của mình, em hãy viết lại phần kết thúc cho câu chuyện cổ tích mà em yêu thích một cách sáng tạo nhất.

II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

Tất cả học sinh từ lớp 6 – 9 đang học tại trường THCS Đoàn Giỏi

III. QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG, HÌNH THỨC DỰ THI:

1. Nội dung bài dự thi: Bài dự thi miêu tả một kết thúc mới cho các câu chuyện cổ tích nằm trong danh mục được chọn.

2. Hình thức dự thi:

* Bài dự thi được thể hiện dưới dạng tranh vẽ minh họa hoặc bài viết.

- Tranh vẽ: Bài dự thi dưới hình thức tranh vẽ gồm 2 phần:

+ Phần tranh vẽ: Minh họa lại phần kết truyện/khung cảnh ấn tượng nhất trong phần kết truyện mới mà em đưa ra. Mỗi bài dự thi giới hạn tối thiểu 1 bức tranh và tối đa 3 bức tranh vẽ.

+ Phần chú giải: Mỗi bức tranh có 01 đoạn văn ngắn (dưới 70 chữ) giải thích ngắn gọn về nội dung, diễn biến phần kết truyện mới mà em đưa ra.

- Bài chia sẻ (bài viết): Bài viết không quá 700 chữ, sáng tạo lại phần kết truyện mà em mong muốn.

 * Bài dự thi phải được ghi đầy đủ các thông tin sau đây:

- Thể lệ cuộc thi "Sáng tác lại đoạn kết truyện cổ tích"

- Họ và tên

- Lớp, trường

- Ngày tháng năm sinh

- Điện thoại liên lạc (nếu có)

- Tên câu chuyện cổ tích em sáng tác lại

3. Thời gian:

- Thời gian diễn ra cuộc thi: từ 3/12/2014 đến 15/01/2015

- Hạn chót tiếp nhận bài dự thi tại trường: 15/01/2015

- Thời gian tuyển chọn bài thi tại trường: từ 15/01/2015 đến 20/01/2015 (Trường chấm và chọn ra tối đa 20 bài dự thi tốt nhất và gửi lại ban quản lý dự án TVTM Samsung)

- Hạn chót trường nộp bài cho ban dự án TVTM Samsung: ngày 22/01/2015

4. Cơ cấu giải thưởng:

Chương trình có 15 giải cho cá nhân và 1 giải cho tập thể:

 Giải thưởng dành cho cá nhân:

* 01 Giải Nhất:

- 01 Samsung Galaxy Tab 3 Lite trị giá 4 triệu đồng

- 01 gói dụng cụ học tập trị giá 1 triệu đồng

- Tài khoản sử dụng miễn phí e-book của NXB Kim Đồng trong 1 năm

- 01 bằng khen từ Ban tổ chức

* 01 Giải Nhì:

- 01 Samsung Galaxy Tab 3 Lite trị giá 4 triệu đồng

- 01 gói dụng cụ học tập trị giá 500 nghìn đồng

- Tài khoản sử dụng miễn phí e-book của NXB Kim Đồng trong 1 năm

- 01 bằng khen từ Ban tổ chức

* 01 Giải Ba:

          - 01 Samsung Galaxy Tab 3 Lite trị giá 4 triệu đồng

- Tài khoản sử dụng miễn phí e-book của Kim Đồng trong 1 năm

- 01 bằng khen từ Ban tổ chức

* 01 Giải Ý nghĩa câu chuyện:

- 01 Samsung Galaxy Tab 3 Lite trị giá 4 triệu đồng

- Tài khoản sử dụng miễn phí e-book của Kim Đồng trong 6 tháng

- 01 bằng khen từ Ban tổ chức

* 01 Giải Sáng tạo:

 - 01 Samsung Galaxy Tab 3 Lite trị giá 4 triệu đồng

- Tài khoản sử dụng miễn phí e-book của Kim Đồng trong 6 tháng

- 01 bằng khen từ Ban tổ chức

* 10 Giải Khuyến khích: Mỗi giải gồm:

- 01 gói dụng cụ học tập trị giá 1 triệu đồng

- 01 giấy chứng nhận/bằng khen từ Ban tổ chức

II. Giải thưởng dành cho tập thể: Trường có nhiều bài dự thi đạt giải cao nhất

- 01 TV Samsung 48 inch

- 01 giấy chứng nhận/bằng khen từ Ban tổ chức

- 5 tài khoản sử dụng miễn phí e-book của Kim Đồng trong 6 tháng

DANH SÁCH TRUYỆN CỔ TÍCH

Cổ tích Việt Nam

Sự tích cây vú sữa

Sự tích trầu cau

Cậu bé Tích Chu

Tấm Cám

Đồng tiền Vạn Lịch

Thạch Sanh Lý Thông

Hai cô gái và cục bướu

 

Ăn khế trả vàng

Sự tích đá vọng phu

Thạch Sùng

Nàng út ống tre

Cây tre trăm đốt

Sọ dừa

Sự tích con dã tràng

Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán

Cổ tích nước ngoài

Nàng tiên cá

Cô bé bán diêm

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Cô bé tóc vàng và ba con gấu

Công chúa ngủ trong rừng

Cô bé quàng khăn đỏ

Lọ Lem

Chó sói và bảy chú dê con

Ba chú heo con

Chú mèo đi hia

Jack và cây đậu thần

Ba sợi tóc vàng của con quỷ

Nàng công chúa và hạt đậu

Đôi giày đỏ

Bộ quần áo mới của hoàng đế

Vịt con xấu xí

Câu chuyện của một người mẹ

Chú lính chì dũng cảm

Bảy con thiên nga

Vua mỏ quạ/Vua mỏ két

Công chúa tóc mây (Rapunzel)

Bạch Tuyết

Bà chúa Tuyết

Chú bé tí hon

Một số gợi ý để viết mới truyện cổ tích

1. Học sinh có thể đặt mình là một trong những nhân vật trong câu chuyện và kể lại câu chuyện cổ tích theo góc nhìn, cảm nhận riêng về nhân vật đó. Ví dụ sói biện minh cho mình trong truyện Ba chú heo con hay trong cô bé quàng khăn đỏ; mụ phù thủy biện minh cho mình trong ngôi nhà bánh kẹo Hansel và Gretel.

2. Học sinh có thể dựng lời thoại mới cho truyện cổ tích hoặc viết lại dưới văn kể độc thoại.

3. Học sinh có thể thay đổi hình tượng, tính cách của nhân vật trái ngược với những gì mà trước nay câu chuyện ấy được kể.

4. Học sinh có thể tráo đổi tính cách hai tuyến nhân vật để làm mất đi tính rập khuôn của truyện cổ tích ngày xưa.

5. Học sinh có thể đặt một truyện cổ tích nguyên bản trong nền văn hóa, phong tục của một dân tộc hoặc vùng miền khác để làm rõ hơn giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc, vùng miền đó.

6. Học sinh có thể thay thế các tình huống, bối cảnh, vật dụng, phương tiện, trong truyện cổ tích nguyên bản bằng những tình huống, bối cảnh, vật dụng, phương tiện hiện đại.

7. Học sinh có thể phối hợp đan xen các nhận vật, thần tiên, hay bối cảnh từ nhiều truyện cổ tích biến thành một câu chuyện có đoạn kết mới hoàn toàn theo ý mình.

* Nếu học sinh vẽ lại đoạn kết bằng tranh, các em phải tự quên đi các khuôn mẫu tranh từ trước tới nay của truyện được minh họa, hãy tự tưởng tượng ra khung cảnh, hình ảnh nhân vật, hành động để vẽ lại và nhớ bám sát bố cục, kết cấu bức tranh theo trí tưởng tượng mới.​

MỘT SỐ TIÊU CHÍ CẦN LƯU Ý

I. Đối với bài dự thi dưới hình thức tranh vẽ

1. Bố cục:

Bố cục thể hiện được chủ đề, hài hòa không xô lệch, không phạm các điều cấm kỵ về bố cục căn bản, trong bố cục có đường hướng chuyển động rõ ràng, đường hướng chuyển động thể hiện được nội dung tranh muốn chuyển tải.

2. Màu sắc:

Tranh vẽ có hòa sắc: Hòa sắc hài hòa về màu nóng lạnh, dù tranh vẽ theo gam màu cũng phải đảm bảo yếu tố hòa sắc, sự phân phối nóng lạnh cũng như màu nhấn tạo cảm giác vừa đủ liều lượng là đẹp nhất

3. Hình khối:

Trong một bức tranh thể hiện được nhiều dạng thức hình khối phong phú, hình khối kết hợp hài hòa tạo nên một chuyển động cho bố cục, sự phân bổ độ lớn nhỏ của hình khối tạo thành nhịp hài hòa.

4. Sử dụng tốt chất liệu:

Bức tranh sử dụng chất liệu nào phải đảm bảo làm chủ được kỹ thuật của chất liệu đó và có sự điệu luyện trong sử dụng chất liệu. Đối với những tranh sử dụng chất liệu tổng hợp thì có sự phối hợp hài hòa giữa những loại chất liệu với nhau.

5. Mang đậm ngôn ngữ tạo hình:

Bức tranh vẽ phải lưu ý đặt tiêu chí ngôn ngữ tạo hình lên trên ngôn ngữ văn học. Đây là tiêu chí để so sánh 2 hay nhiều bức tranh đạt được điểm cao nhất của 4 tiêu chí trên

6. Phần chú giải:

Ngắn gọn súc tích, lời văn trong sáng, rõ nghĩa và phù hợp với phần tranh vẽ.

II. Đối với bài dự thi dưới hình thức bài viết

1.    Tính sáng tạo, logic:

Thể hiện trí tưởng tượng dồi dào làm câu chuyện trở nên mới mẻ và có

những tình tiết thú vị, bất ngờ, ly kỳ, hấp dẫn.

Sự sáng tạo tinh tế được phản ảnh qua góc nhìn mới, độc đáo, bất ngờ

Sự sáng tạo làm nổi bật tính cách của nhân vật dù được giữ nguyên hay thay đổi theo ý mới.

2.    Tính thuyết phục:

Những chi tiết thay đổi hợp lý hợp tình đảm bảo được xuyên suốt từ lúc bắt đầu đến kết thúc câu chuyện.

Những chi tiết sáng tạo thay đổi dù là chi tiết lớn hay nhỏ đều được kết cấu theo tính logic, mạch lạc của nguyên nhân - kết quả, đặt nhân vật vào tình huống khó khăn, trắc trở làm tăng sự hấp dẫn cho câu chuyện.

3.    Tính phù hợp:

Nhịp điệu truyện, tính hài hước, tính năng động thể hiện phù hợp với tâm lý,

tính cách của lứa tuổi học sinh và cuộc sống hiện nay.

Nếu những chi tiết thay đổi so với bản gốc quá khác phải mang tính thuyết phục phù hợp với bối cảnh/ văn hóa mà thí sinh đã chọn để thay đổi.

4.    Tính giá trị :

Ý nghĩa của mọi sự thay đổi đều mang tính tích cực, và có giá trị ý nghĩa sâu

sắc.

5.    Ngôn ngữ, kết cấu, văn phong:

Dùng ngôn ngữ của lứa tuổi. Thể hiện sự trôi chảy, lưu loát, khéo léo lồng vào

câu chuyện những câu văn miêu tả khung cảnh và câu thoại của nhân vật; có

chú trọng miêu tả tâm lý và hành động nhân vật; có dùng các biện pháp tu từ

như so sánh, nhân hóa, …

Kết cấu rõ ràng, văn phong rõ ràng dễ hiểu.​